Thanh Niênđã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu và sưu tầm mỹ thuật Ngô Kim Khôi,àocósànđấugiátácphẩmnghệthuậtquốctếtạiphone 13 người thường xuyên theo dõi thị trường mỹ thuật và các phiên đấu giá tranh quốc tế.
Thưa ông, là nhà nghiên cứu và sưu tầm mỹ thuật, ông có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với đại diện các sàn đấu giá nghệ thuật quốc tế khi tìm đến VN. Vậy họ có nguyện vọng gì khi tìm hiểu về thị trường tranh VN?
Nhắc đến nhà đấu giá Millon, chúng ta không khỏi liên tưởng đến những tác phẩm sơn mài của Lê Quốc Lộc hoặc của Phạm Hậu, hay ấn vàng Hoàng đế chi bảo của nhà Nguyễn từng được Millon đem ra đấu giá. Mới đây, không chỉ có Alexandre Millon - Tổng giám đốc nhà đấu giá Millon, sang tận VN tìm hiểu thị trường mà các nhà đấu giá khác như: Sotheby's, Christie's, Bonhams, Aguttes, Lynda Trouvé… mà tôi có dịp tiếp xúc ở sở tại đều mong muốn mở rộng thị trường tranh qua việc thiết lập sàn đấu giá nghệ thuật tại VN.
Vì vậy, tại cuộc họp báo về triển lãm Mộng Viễn đông tại VN mà Sotheby's tổ chức hồi tháng 8 vừa qua, tôi cũng có đặt ra vấn đề này. Rõ ràng ngay từ triển lãm đầu tiên Hồn xưa bến lạ, giới thiệu "tứ họa Đông Dương" Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Vũ Cao Đàm tại TP.HCM là Sotheby's đã muốn điều đó lắm rồi, tuy nhiên vẫn còn vướng nhiều thứ.
Liên tục tin vui những bức tranh VN được đấu giá thành công, lên tới hàng triệu USD tại nước ngoài. Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng của thị trường tranh VN hiện nay?
Tranh nước ta từ thời Đông Dương có nhiều, một phần lớn bị bán ra nước ngoài ở các cuộc triển lãm được người Pháp mua, phần còn lại vẫn ở trong nước và theo thời gian có thể bị hư hỏng và mai một. Nếu có sàn đấu giá quốc tế ở VN thì các tác phẩm quý này sẽ có cơ hội được đưa ra ánh sáng và đến với các nhà sưu tập quốc tế. Rõ ràng, khi có sàn đấu giá, nhà nước sẽ vừa kiểm soát được những vấn đề về pháp lý, vừa tạo niềm tin cho nhà đầu tư an tâm không phải mua lầm tranh giả, đồng thời các tác phẩm của các họa sĩ đương đại cũng sẽ có cơ hội được nhà sưu tập quốc tế biết đến nhiều hơn.
VN là một trong những nước có trường mỹ thuật sớm so với Singapore, Indonesia, nhưng bị vấn nạn tranh giả nhiều quá nên chưa được thế giới nhìn nhận đúng giá trị. Các nước "sinh sau đẻ muộn" mà tranh của họ lại có giá cao hơn.
Ông vừa bức xúc về nạn tranh giả, vậy có phải chính vì chưa mở sàn đấu giá tại VN cũng chính là nguyên nhân?
Theo tôi, nên nhanh chóng tạo khung pháp lý cho việc thành lập trung tâm đấu giá quốc tế chính thống, cùng với đó là cơ quan thẩm định quốc tế. Khi chưa có cơ quan thẩm định quốc tế thì tranh giả vẫn có đất sống, gây lũng đoạn thị trường, tạo ra nhiều hệ lụy lớn mà nhà nước lại thất thu thuế.
Quy định của pháp luật VN là người nước ngoài không thể mở sàn đấu giá nên họ phải tìm cách tiếp cận với những công ty cho mượn pháp nhân, thủ tục rất phức tạp. Tôi không hiểu tại sao ở một số nước khác họ đều có thể điều chỉnh phù hợp để các sàn đấu giá quốc tế hoạt động rất hiệu quả mà ta thì vẫn khó.
Theo quy định của luật Đấu giá tài sản 2016, nếu là doanh nghiệp đấu giá tư nhân, thì chủ doanh nghiệp phải là đấu giá viên, đồng thời là giám đốc. Nếu là công ty đấu giá hợp danh thì phải có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, tổng giám đốc hoặc giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên.
Theo đó, đấu giá viên phải là công dân VN; có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng…; phải tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá; đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Vì vậy, khi các nhà đấu giá quốc tế muốn vào VN hoạt động, thì đầu tiên phải cần tư cách pháp nhân của một đấu giá viên có quốc tịch VN; thứ hai, phải cần tìm hiểu rõ về việc chuyển đổi ngoại tệ và VND, để làm sao việc chuyển tiền ra vào phải hợp pháp. Hai điều này tưởng chừng đơn giản, nhưng vô cùng khó, cần phải nhanh chóng tháo gỡ.
Nhà sưu tập Lý Đợi