Cơn lũ lớn nhất hàng chục năm qua ở H.Quỳ Châu vừa qua đã khiến 1 người chết,ủyđiệnxảlũvay tien nhanh 1.371 nhà bị ngập lụt, trong đó nhiều căn nhà ngập đến mái, gây thiệt hại gần 180 tỉ đồng. Đối với một huyện miền núi nghèo có hơn 60.000 dân, thu ngân sách năm 2022 chỉ có 27 tỉ đồng, thiệt hại của cơn lũ là quá lớn.
Thượng nguồn sông Hiếu có 3 thủy điện, gồm: Nhạn Hạc, Châu Thắng và Nậm Pông. Dữ liệu từ Chi cục Thủy lợi Nghệ An cho biết lúc 23 giờ 42 phút ngày 26.9, chủ đầu tư thủy điện Châu Thắng phát hành thông báo sẽ xả lũ lúc 4 giờ ngày 27.9 với lưu lượng xả từ 76 - 450 m3/s. Thế nhưng, đến 2 giờ 38 phút ngày 27.9, thủy điện này lại phát thông báo cho rằng do thủy điện Nhạn Hạc ở phía trên xả khẩn cấp nên thủy điện này đã thực hiện xả lũ lúc 2 giờ 35 phút với lưu lượng xả lên đến 1.200 m3/s. Đến 6 giờ 56 phút cùng ngày, thủy điện Châu Thắng tiếp tục phát thông báo dự kiến đến 8 giờ 30 phút sẽ tăng mức xả lên 2.500 m3/s. Trong ngày 27.9, thủy điện Nhạn Hạc cũng thông báo xả lũ với lưu lượng tăng cường từ 500 - 1.100 m3/s.
Lượng nước khổng lồ nói trên trút xuống vùng hạ du có dòng chảy thoát lũ hẹp đã tạo thành cơn lũ lớn, trong khi đó, theo quy định, thông báo vận hành xả lũ phải được ban hành trước khi thực hiện xả lũ ít nhất 4 giờ đồng hồ.
Nghệ An hiện có 22 hồ chứa thủy điện đang tích nước phát điện. Từ năm 2018 đến nay, việc xả lũ của các thủy điện luôn gây ra bức xúc cho người dân vùng hạ du. Cuối năm 2022, trong phiên chất vấn lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An về quy trình xả lũ, ông Thái Thanh Quý, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An, cho rằng dù xả lũ dù đúng quy trình, nhưng thông báo xả lúc 2 giờ sáng thì người dân làm sao kịp trở tay. Việc tính toán được lưu lượng nước về hồ chứa để điều tiết xả lũ phù hợp là trách nhiệm của các chủ thủy điện, để đảm bảo an toàn cho hạ tầng, tính mạng và tài sản của người dân vùng hạ du.