Trả lời:
Trái cây là thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Tuy nhiên,Ăntráicâygọtsẵncómấtdinhdưỡcông ty tỷ lệ cược bạn không nên gọt sẵn trái cây và để vào tủ. Nếu không ăn ngay dễ dẫn đến nhiễm khuẩn, oxy hóa nhanh hơn, giảm dinh dưỡng và mùi vị. Một số chất như Vitamin C, folat trong trái cây sẽ bị mất dần dưới tác dụng của ánh sáng, nhiệt độ, không khí. Ngoài ra, cắt vỏ sẵn khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn. Do đó, khi đã cắt trái cây thì nên ăn ngay để nhận được giá trị dinh dưỡng cao nhất.
Đối với trái cây ăn cả vỏ, bạn nên sử dụng nước rửa chuyên dụng hoặc muối loãng nhằm loại bỏ bụi bẩn và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Để hấp thụ nhiều dưỡng chất, nên ăn hoa quả sau bữa ăn vì acid trong trái cây làm cho chúng ta tiết nhiều nước bọt và làm sạch răng. Ưu tiên ăn trực tiếp trái cây thay vì dùng dưới dạng nước ép, giúp bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể. Có thể kết hợp trái cây kèm sữa chua có đường hoặc không đường thay thế cho bữa phụ.
Trước khi đi ngủ không nên ăn quá nhiều trái cây dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu. Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn trái cây chứa nhiều đường. Trái cây nên ăn như táo, cam, ổi, lê, kiwi, dưa chuột, thanh long, củ đậu, roi. Trái cây nên hạn chế là xoài, đu đủ, chuối, nhãn, vải, mít, sầu riêng, các loại hoa quả sấy khô...
Người bị suy thận có kali máu tăng nên hạn chế các loại quả chứa nhiều kali như sầu riêng, mít, chuối, nhãn, ổi, na. Bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng khi sử dụng trái cây để tránh tương tác giữa thuốc và thực phẩm, hạn chế tăng đường huyết.
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Hạnh
Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển - Uông Bí, Quảng Ninh