Tổng mức vốn nhà nước dự kiến khoảng 10.342 tỉ đồng.
8 dự án BOT đang treo lại chưa xử lý nhiều năm nay gồm: tuyến tránh phía tây TP.Thanh Hóa; dự án xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi; dự án xây dựng đường Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo nâng cấp QL3; dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây nguyên; dự án cải tạo QL91 TP.Cần Thơ,Đềxuấtchihơntỉđồngvốnngânsáchgiảiquyếtdựácaheo link đường tỉnh 922; BOT cầu Ba Vì - Việt Trì; BOT cầu Thái Hà (kết nối Hà Nam - Thái Bình); BOT hầm Đèo Cả.
Cho ý kiến thẩm tra về nội dung này, Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội cho rằng nhiều dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác, nhưng chưa được thu phí hoặc không thể thu phí do mất an ninh trật tự. Phương án tài chính nhiều dự án bị phá vỡ hoặc dự án đã thu phí, doanh thu thực tế chỉ đạt 30% so với hợp đồng, nếu tiếp tục thu phí và áp dụng các biện pháp như tăng phí, kéo dài thời gian thu phí...
Nguyên nhân các dự án BOT đang treo lại là do việc phối hợp các địa phương còn chậm; các dự án triển khai trong giai đoạn 2012 - 2015 trong bối cảnh hệ thống pháp luật về đầu tư PPP còn hạn chế. Việc đàm phán với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và các tổ chức tín dụng kéo dài, do các bên còn nhiều ý kiến khác nhau.
Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã tích cực chỉ đạo Bộ GTVT tiếp tục chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan chủ động rà soát với 8 dự án BOT còn bất cập, cần xử lý.
Ủy ban Quốc phòng an ninh đề nghị Chính phủ cần tiếp tục phối hợp các địa phương để tổng kết, đánh giá khó khăn, bất cập dự án BOT trong cả nước; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể, xử lý dứt điểm vướng mắc, bất cập đối với từng dự án BOT, bảo đảm nguyên tắc "hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro" để tạo sự tin tưởng của nhân dân cũng như không làm ảnh hưởng đến chủ trương thu hút đầu tư theo hình thức BOT.