Sáng 8.11,ườidânphảitiêuquánhiềutiềnvàoytếlàkhôngthểchấpnhậnđượrắn hổ mang Quốc hội tiếp tục chất vấn các bộ trưởng, trưởng ngành. Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là lĩnh vực y tế, đặt câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Y tế.
Người dân thường tới bệnh viện khi đã "ốm rồi"
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan dẫn Nghị quyết 20/2017 của Ban Chấp hành T.Ư, có đề cập tới mục tiêu làm thế nào để giảm bớt việc sử dụng tiền túi của bệnh nhân khi sử dụng dịch vụ y tế. Cụ thể là phải giảm xuống 35% cho đến năm 2025, nhưng nay đã tới năm 2023, con số này vẫn luôn luôn trên 40%.
"Chúng tôi nhận thấy rất khó khăn để giảm tỷ lệ xuống. Người dân phải tiêu quá nhiều tiền túi vào dịch vụ y tế là không thể chấp nhận được", bà Lan nói, đồng thời đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Trả lời đại biểu đoàn TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đánh giá "đây là một câu hỏi rất hay, mang tầm vĩ mô". Bởi lẽ, vấn đề giảm chi tiền túi của người bệnh đồng nghĩa phải thay đổi mô hình chăm sóc y tế, thông qua việc tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu, tăng cường công tác dự phòng, giảm chi phí điều trị.
Hiện nay, các mô hình bệnh tật của Việt Nam biến đổi nhiều, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng. Đặc biệt, xuất phát từ vấn đề nhận thức, người dân thường đến bệnh viện khám khi đã “ốm rồi”. Theo báo cáo của Bệnh viện K T.Ư, nhiều bệnh nhân tìm đến bác sĩ khi đã muộn, khiến chi phí điều trị cao mà hiệu quả lại kém.
Từ thực tiễn trên, để giảm tiền túi của người dân khi sử dụng dịch vụ y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho rằng phải chuyển đổi mô hình chăm sóc bệnh tật một cách bền vững.
Đó là tăng cường công tác sàng lọc, phát hiện bệnh sớm; nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề chăm sóc sức khỏe; có mô hình tài chính bền vững; tăng độ bao phủ của các chính sách bảo hiểm y tế (BHYT)…
"Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu tỷ lệ người dân bỏ tiền túi ra để sử dụng dịch vụ y tế đạt 30% thì đó mới là hệ thống y tế bền vững", bà Đào Hồng Lan chia sẻ.
Đề nghị hoàn tiền cho người bệnh nếu phải ra ngoài mua thuốc
Trước đó, đại biểu Hà Hồng Hạnh (đoàn Khánh Hòa) dẫn ý kiến của Ủy ban Xã hội của Quốc hội, rằng nếu vẫn tiếp diễn tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế khiến người dân đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT phải tự mua thuốc để điều trị thì cần có cơ chế để BHYT hoàn trả lại các khoản này.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết quan điểm của mình về ý kiến này; đồng thời, giải pháp nào để chấm dứt tình trạng chậm thanh toán, quyết toán BHYT.
Hồi đáp đại biểu, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, về mặt nguyên tắc, cơ sở khám, chữa bệnh phải đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh và không để người bệnh phải mua thuốc ngoài trong thời gian điều trị nội trú.
Việc người bệnh tự mua có thể có nhiều nguy cơ liên quan đến chất lượng thuốc, giá cả, an toàn người bệnh và giải quyết tranh chấp khi có tai biến rủi ro. Tuy nhiên, trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua, nhiều vấn đề phát sinh dẫn tới tình trạng thiếu thuốc, nhiều bệnh nhân phải ra ngoài mua.
Bộ trưởng cho rằng, quyền lợi của bệnh nhân và người tham gia BHYT phải được bảo đảm, thế nhưng hiện chưa có quy định về việc trực tiếp thanh toán cho bệnh nhân khi ra ngoài mua thuốc.
Để khắc phục, thời quan qua, Bộ Y tế đã đề nghị các cơ sở y tế đảm bảo trong việc mua thuốc, vật tư y tế; nghiên cứu điều chuyển thuốc giữa các cơ sở; rà soát lại, bổ sung danh mục thuốc để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.
Đặc biệt, về cơ chế thanh toán tiền cho người bệnh, Bộ Y tế đã giao Vụ BHYT xây dựng thông tư, sẽ lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới.
Bảo đảm quyền lợi cho bệnh nhân, nhất là người nghèo
Tranh luận với Bộ trưởng Bộ Y tế, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) nhấn mạnh tình trạng phải mua thuốc ở bên ngoài khiến bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trường hợp thuốc có giá đắt thì không phải ai cũng mua được.
Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo, phối hợp với cơ quan BHYT có giải pháp kịp thời cho bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nghèo, có điều kiện kinh tế khó khăn.
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp tục khẳng định đã có chỉ đạo cụ thể nhằm khắc phục vấn đề thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế.
"Ngay chiều qua (7.11 - PV), Bộ Y tế đã họp bàn về những nội dung này để có phương án cụ thể. Bộ Y tế đang tích cực chỉ đạo triển khai để khi có dự thảo chính thức sẽ xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương", Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin.
Người đứng đầu ngành y tế cũng nhấn mạnh, việc xây dựng thông tư sẽ dựa trên nguyên tắc quy định cụ thể, chặt chẽ về điều kiện để người bệnh được thanh toán BHYT và tránh việc lạm dụng.