Sáng 5.10,ệtNamcóquymôhơntỉUSDnhưngcònnhiềuhạnchếxem trực tiếp Báo Đầu tưvà Công ty SLP Vietnam phối hợp tổ chức Hội nghị Logistics 2023 với chủ đề “Logistics Việt Nam - Con đường phía trước” tại TP.HCM. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Đánh giá của Agility, năm 2022, Việt Nam xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tốc độ phát triển hàng năm của ngành logistics Việt Nam đạt từ 14 - 16%, quy mô 40 - 42 tỉ USD/năm. Hiện có khoảng trên 3.000 doanh nghiệp vận tải và logistics trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới hoạt động cung cấp các dịch vụ từ khâu làm thủ tục vận chuyển hàng hóa cho đến khâu đóng thuế hay thanh toán...
Dù vậy, lĩnh vực logistics của Việt Nam vẫn tồn tại một số thách thức. Đó là thể chế, chính sách chưa đồng bộ; cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và logistics còn hạn chế, chưa tạo ra hành lang vận tải đa phương thức. Bên cạnh đó, hoạt động của các doanh nghiệp logistics còn nhiều hạn chế trên các mặt quy mô hoạt động, vốn; chi phí logistics cao hơn nhiều nước...
Bất lợi từ chi phí logistics cao
Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng, lợi thế, cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics. Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh: Khi nền kinh tế phục hồi, các hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất nhập khẩu lấy lại được đà tăng trưởng, nhu cầu đối với các hoạt động logistics sẽ gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu cắt giảm chi phí logistics, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam, cần phải tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rà soát cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành nhằm giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Cùng với đó, đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển ngành dịch vụ logistics. Thu hút đầu tư các trung tâm logistics quy mô lớn, tập trung, theo vùng giúp lưu trữ, bảo quản hàng hóa trong thời gian dài từ đó phát luồng phân phối đi các nơi... "Thực hiện được đồng bộ, hiệu quả các giải pháp này, tôi tin rằng, ngành logistics Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai", Thứ trưởng Trần Duy Đông khẳng định.