Xổ Số Miền Bắc Thứ Hai

Ngày 27.10, tại công viên văn hóa Lê Thị Riên nbet

【nbet】Đặc sản vùng miền cùng về TP.HCM trẩy hội

Ngày 27.10,ĐặcsảnvùngmiềncùngvềTPHCMtrẩyhộnbet tại công viên văn hóa Lê Thị Riêng, TP.HCM, Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng các vùng, miền năm 2023 do Sở NN-PTNT TP.HCM tổ chức đã khai mạc và đón khách tham quan, mua sắm.

Từ kem sầu riêng, hoa thanh long…

Nằm ở một vị trí không "đắc địa", nhưng khu vực trưng bày của tỉnh Khánh Hòa lại thu hút sự chú ý của nhiều người bởi các sản phẩm chế biến từ sầu riêng.

Đặc sản vùng miền cùng về TP.HCM trẩy hội - Ảnh 1.

Sản phẩm đặc sản Lào Cai như cá hồi Sa Pa và lợn bản Mường Khương

Chí Nhân

Nói đến mặt hàng xuất khẩu tỉ USD - sầu riêng, nhiều người sẽ nghĩ đến các tỉnh ĐBSCL hay Tây nguyên. Ít ai biết, tại xứ biển Khánh Hòa sầu riêng cũng được trồng khá nhiều. Sầu riêng ở đây không chỉ bán sản phẩm tươi mà còn được đầu tư vào chế biến sâu. Đại diện Công ty TNHH Nông nghiệp Thành Hưng tại H.Khánh Sơn (Khánh Hòa), cho biết: Tại H.Khánh Sơn, bà con trồng sầu riêng khá phổ biến. Riêng đơn vị có vùng nguyên liệu 40 ha và còn liên kết với nông dân địa phương một diện tích khá lớn. Ngoài bán sầu riêng tươi, công ty còn có sản phẩm cấp đông và đặc biệt là sấy và kem sầu riêng. Từ năm 2008, công ty đã bắt đầu nghiên cứu chế biến sâu sản phẩm sầu riêng, đến năm 2022 mới có sản phẩm ra thị trường. Hiện tại, do sản lượng nguyên liệu còn hạn chế nên sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại địa phương và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, mục tiêu của doanh nghiệp là bên cạnh sản phẩm tươi sẽ đẩy mạnh khâu chế biến sâu, đang tích cực chào hàng vào siêu thị và một số đối tác xuất khẩu để nâng cao giá trị và đưa sản phẩm đi xa hơn.

Đặc sản vùng miền cùng về TP.HCM trẩy hội - Ảnh 2.

Sầu riêng, trái cây tỉ USD được doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu

Bên cạnh Khánh Hòa, sản phẩm sầu riêng sấy cũng được tìm thấy ở khu trưng bày sản phẩm của tỉnh Đắk Lắk. Cùng với nhiều sản phẩm đặc trưng của vùng đất này như cà phê, hạt mắc ca, hạt điều, trà mãng cầu xiêm, gạo hữu cơ…

Tương tự như sản phẩm kem sầu riêng, sầu riêng sấy ở Khánh Hòa, các doanh nghiệp ở thủ phủ thanh long Bình Thuận cũng đang đẩy mạnh chế biến mặt hàng từng là "vua" trong ngành rau quả xuất khẩu.

Bà Nguyễn Hoàng Thư Hương, Phó giám đốc HTX thanh long sạch Hòa Lệ ở H.Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), cho biết: HTX là một trong những đơn vị đi đầu trong xây dựng quy mô sản xuất và xuất khẩu trái thanh long chất lượng cao. Từ năm 2020, 10 sản phẩm của HTX đã đạt chuẩn OCOP 4 sao gồm: mứt thanh long, thanh long sấy dẻo, hoa thanh long sấy, trà hoa thanh long, nước cốt, kem, dầu và rượu thanh long…

Theo bà Hương, một trong những sản phẩm được tiêu thụ mạnh hiện nay là… hoa thanh long. Đây là sản phẩm được người Trung Quốc rất ưa dùng vì có khả năng chống ô xy hóa, cung cấp vitamin C, cải thiện làn da, tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, giảm nguy cơ đột quỵ và các triệu chứng cao huyết áp…

Đặc sản vùng miền cùng về TP.HCM trẩy hội - Ảnh 3.

Các sản phẩm thanh long được chế biến thành nhiều mặt hàng khác nhau

"HTX của chúng tôi không bán sản phẩm trực tiếp cho Trung Quốc mà đưa vào chế biến. Phần hoa và nhụy sẽ được chế biến thành trà, phần đài phía dưới sẽ cắt thành sợi để sấy khô. Người tiêu dùng có thể ngâm nước cho nó mềm ra lại và sử dụng như các loại rau thông thường để làm gỏi, nhúng lẩu, xào… chúng có vị dai dai, giòn giòn rất ngon và tốt cho sức khỏe. Toàn bộ sản phẩm hoa và cả kem thanh long của HTX đều đạt chuẩn Global GAP", bà Hương nói.

…Đến cá hồi Sa Pa, lợn bản Mường Khương

Đặc sản Tây Bắc thường thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng TP.HCM. Gian hàng của tỉnh Lào Cai hấp dẫn nhiều người với các sản phẩm chế biến từ cá hồi Sa Pa và lợn bản Mường Khương.

Bà Phạm Thị Mai, Giám đốc HTX cá tầm cá hồi Thức Mai ở Sa Pa, cho biết: Đơn vị hoạt động theo môi hình khép kín từ nuôi cá đến chế biến sản phẩm cuối cùng. Hiện tại HTX đã chế biến cá hồi thành 10 sản phẩm ăn liền khác nhau, trong đó cá hồi Sa Pa phi lê và cá hồi Sa Pa hun khói được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh và cấp quốc gia.

"Chúng tôi đặt mục tiêu xây dựng sản phẩm và phát triển sản phẩm cá hồi Sa Pa đạt chất lượng cao đầu tiên là phục vụ cho người tiêu dùng VN. Bên cạnh đó xây dựng thương hiệu để nhiều người VN và thế giới biết đến sản phẩm cũng như nét đặc trưng của ẩm thực VN thông qua cách chế biến món ăn mang đậm chất địa phương của chúng tôi", bà Mai nói.

Tương tự, bà Cao Thị Hòa, Giám đốc điều hành HTX Lợn bản Mường Khương, thông tin lợn bản là một sản phẩm đặc trưng của bà con huyện Mường Khương. Lợn ở đây nuôi theo phương pháp truyền thống từ xưa, phải mất 2 năm mới đủ chuẩn để xuất bán. Chính vì vậy chất lượng thịt thật sự rất khác biệt so với sản phẩm thịt lợn thông thường trên thị trường. Tuy nhiên, hạn chế là dù đặc biệt chất lượng rất cao nhưng không thể đi xa. Chính vì vậy từ 2 năm nay HTX đã đẩy mạnh đầu tư vào khâu chế biến ra các sản phẩm như: Khẩu nhục Mường Khương đóng hộp, thịt sấy, ruốc, thịt hun khói… Nhờ vậy mà sản phẩm đã phát triển khá rộng ở thị trường các tỉnh phía bắc nhưng phía nam vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, tham gia hội chợ lần này mong muốn của bà con HTX là thâm nhập đến các tỉnh miền Nam.

"HTX hợp tác với bà con trong huyện, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và thu mua lợn của họ về chế biến. Công suất hiện tại khoảng 100 kg thịt sấy cùng 300 hộp thịt khẩu nhục mỗi ngày và nhiều sản phẩm khác. Nếu phát triển được thị trường, tìm được nhà phân phối chúng tôi có thể đẩy mạnh sản xuất nâng cao cuộc sống và thu nhập cho bà con", bà Hòa nói.

TP.HCM đầu tàu kết nối cung cầu

Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng các vùng, miền năm 2023 có sự tham gia của 439 doanh nghiệp với gần 1.200 sản phẩm, riêng sản phẩm OCOP có 716 sản phẩm đạt từ 3 - 5 sao.

Trong đó, TP.HCM có 20 doanh nghiệp với 80 sản phẩm tham gia, riêng sản phẩm OCOP có 59 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao. Tại sự kiện sẽ diễn ra các hoạt động bên lề như: hội nghị kết nối cung cầu đặc sản vùng, miền và sản phẩm OCOP. Ngoài ra, còn có hội nghị trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh và xây dựng chuỗi liên kết an toàn thực phẩm.

Phát biểu khai mạc chương trình, Phó chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu nhấn mạnh: Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng các vùng, miền năm 2023 được triển khai theo thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và 38 tỉnh, thành thuộc các vùng Tây nguyên, ĐBSCL, Đông Nam bộ và cả các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Mỗi địa phương trưng bày, triển lãm các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng, miền được thiết kế theo đặc trưng văn hóa của từng vùng, miền. Tuần lễ cũng nhằm hỗ trợ giới thiệu, quảng bá xúc tiến thương mại và thúc đẩy kết nối cung cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm OCOP. Đồng thời, khẳng định vai trò của TP.HCM là cầu nối hiệu quả, kênh xúc tiến thương mại quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp của các vùng trong cả nước.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap