Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe,àymớivớitintứcsứckhỏeLoạisữacóthểgiúpgiảmhuyếtábánh xe cuộc đời bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Mầm bông cải xanh có tác dụng chống ung thư cao; Những loại rau gia vị tăng sức đề kháng; Khó ngủ, hãy ăn quả óc chó...
Ăn gì giúp giảm huyết áp cao?
Bất kỳ ai cũng có thể bị huyết áp cao. Nếu không điều trị, bệnh sẽ làm tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ và nhiều loại bệnh về tim khác. May mắn là có rất nhiều cách để kiểm soát huyết áp cao. Ăn đúng loại protein có khả năng giúp huyết áp giảm một cách tự nhiên.
Người bị huyết áp cao thường sẽ được kê thuốc để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, lợi ích kiểm soát huyết áp sẽ đạt tối ưu nếu thay đổi lối sống. Tập thể dục 150 phút/tuần, bỏ thuốc lá và giảm căng thẳng sẽ giúp giữ huyết áp ở mức khỏe mạnh.
Người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống theo hướng lành mạnh hơn với nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu canxi, magiê, kali và hạn chế ăn muối. Ngoài ra, nạp các món giàu protein casein sẽ rất có lợi với huyết áp.
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Nutrientsphát hiện protein casein có thể giúp giảm 3,2 mmHg huyết áp tâm thu và 1,5 mmHg huyết áp tâm trương. Protein casein chiếm khoảng 80% lượng protein trong sữa tươi. Nếu uống sữa, người bệnh cần ưu tiên chọn sữa tách béo vì chất béo sẽ không tốt cho bệnh. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trêntrang sức khỏe ngày 3.11.
Mầm bông cải xanh có tác dụng chống ung thư cao
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra rằng ăn mầm bông cải xanh chứa lượng chất chống ung thư polysulfide cao gấp 7 lần bông cải xanh.
Các polysulfide chưa được biết đến trước đây trong mầm bông cải xanh có thể hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh khác.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, tiêu thụ các loại rau họ cải như bông cải xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường và ung thư. Sở dĩ loại rau này tốt như vậy là nhờ có chứa một số hợp chất tự nhiên, đặc biệt là các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ như glucosinolates và isothiocyanates, có nhiều đặc tính tăng cường sức khỏe, kể cả tác dụng chống oxy hóa.
Tuy nhiên, điều chưa được biết nhiều là sự hiện diện của polysulfide trong mầm bông cải xanh.
Polysulfua là các hợp chất lưu huỳnh thường có trong một số loại rau như tỏi và hành, bông cải xanh và rau mầm Brussels. Nghiên cứu đã xác nhận những hợp chất này tốt cho tim mạch, làm chết tế bào ung thư và giải độc gan. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 3.11.
Những loại rau gia vị giúp tăng sức đề kháng
Tính cay ấm trong một số loại rau gia vị như rau mùi, rau húng, sả, tía tô... giúp sát khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong thời tiết giao mùa.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM, cho biết từ xa xưa các loại rau thơm được sử dụng để tăng hương vị cho món ăn và góp phần phòng bệnh, chữa bệnh. Dưới đây là các loại rau gia vị quen thuộc, có tính cay ấm, mùi thơm, chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng đề kháng, tốt cho sức khỏe.
Rau mùi. Rau mùi hay còn được gọi là ngò ta. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc...
Sả. Sả thường được ăn sống hoặc dùng làm gia vị tẩm ướp cho các món ăn. Sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa ho do cảm cúm và giúp lợi tiểu.
Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏeđể xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!