Tỉnh trưởng Vyacheslav Gladkov của tỉnh Belgorod thuộc Nga ngày 7.11 viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng quân đội Ukraine đã bắn hơn 60 quả đạn pháo vào các trung tâm dân cư thuộc tỉnh này trong 24 giờ trước đó. Không có thương vong hay thiệt hại trong các cuộc tấn công mới,ếnsựUkrainengàyĐấtNgatrúngđạnpháoHàLanđưvợ tôi là quỷ vương theo Hãng tin TASS dẫn lời ông Gladkov.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 7.11 tuyên bố các hệ thống phòng không Nga đã phá hủy và đánh chặn 17 máy bay không người lái của Ukraine trên biển Đen và bán đảo Crimea, theo TASS. Nga sáp nhập bán đảo này từ Ukraine vào năm 2014.
Điểm xung đột: Nội bộ Ukraine rạn nứt; Gaza thành "nghĩa địa trẻ em" giữa giao tranh Hamas-Israel
Đến khuya 7.11 chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine đối với cáo buộc cũng như tuyên bố trên của Nga.
Xem thêm: Lãnh đạo tình báo Ukraine nói về các cuộc tấn công vào đất Nga
Tổng thống Zelensky kêu gọi đoàn kết sau dấu hiệu rạn nứt
Tổng thống Volodymyr Zelensky đã kêu gọi người Ukraine tiếp tục đoàn kết, vài ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu rạn nứt giữa văn phòng của ông và Tổng tư lệnh quân đội nước này Valery Zaluzhnyi, theo Reuters ngày 7.11.
Tổng thống Zelensky kêu gọi người Ukraine củng cố đất nước và không bị lôi kéo vào cuộc đấu đá nội bộ nguy hiểm có thể gây nguy hiểm cho nỗ lực chống lại Nga.
"Bây giờ mọi người nên nghĩ đến việc bảo vệ đất nước mình. Chúng ta cần phải đoàn kết lại, tránh căng thẳng và chia rẽ vì các tranh chấp hoặc các ưu tiên khác. Nếu không có chiến thắng thì sẽ không có đất nước", ông Zelensky kêu gọi.
Tổng thống Zelensky đưa ra lời kêu gọi trên sau khi căng thẳng giữa văn phòng tổng thống và tướng Zaluzhnyi bùng phát vào cuối tuần trước. Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Economistngày 2.11, ông Zaluzhnyi đã so sánh tình trạng chiến đấu chống lại Nga hiện nay giống như tình trạng bế tắc từ thế chiến thứ nhất.
Vài ngày sau, Tổng thống Zelensky bác bỏ ý kiến về bất kỳ bế tắc nào trong cuộc phản công chống lại Nga và một cố vấn đối ngoại của nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng những nhận xét của tướng Zaluzhnyi về cuộc xung đột với The Economistlà "rất kỳ lạ" và có thể có lợi cho Nga.
Tổng thống Zelensky nói Ukraine 'mệt mỏi' nhưng không bế tắc trong cuộc xung đột
Ý tưởng về một tình trạng bế tắc trên chiến trường rất nhạy cảm ở Ukraine, vì Kyiv đã nhiều lần tuyên bố phản đối bất kỳ cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin cho đến khi tất cả binh sĩ Nga rút khỏi lãnh thổ Ukraine trước tiên, theo Reuters.
Xem thêm: Tổng thống, tổng tư lệnh quân đội Ukraine hé lộ tình trạng phản công Nga?
Ukraine được chuyển thêm tên lửa NASAMS
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 7.11 cho hay quân đội nước này đang sử dụng hệ thống tên lửa phòng không NASAMS bổ sung do các đối tác của Kyiv chuyển giao gần đây, theo trang The Kyiv Independent.
Ông Zelensky nói rằng việc cung cấp thêm NASAMS diễn ra kịp thời trước mùa đông, nhưng không nêu rõ số lượng hệ thống Ukraine đã nhận được trong đợt chuyển giao mới nhất và cũng không đề cập nước nào gửi.
Trước đó, Lithuania ngày 11.10 thông báo sẽ cung cấp hai hệ thống NASAMS cho Ukraine "trong tương lai gần" như một phần trong gói hỗ trợ an ninh của nước này.
Thiếu binh sĩ, Ukraine khó sử dụng hiệu quả vũ khí phương Tây
Các hệ thống NASAMS, với tầm bắn tối đa 50 km, đã được đưa vào sử dụng trong lực lượng Ukraine kể từ tháng 11.2022, khi Mỹ chuyển giao những khẩu đội đầu tiên trong bối cảnh các cuộc không kích của Nga gia tăng. Na Uy cũng đã cung cấp hai hệ thống này vào tháng 3.2023 và có cam kết cung cấp thêm hai bệ phóng.
Xem thêm: Mỹ mua thêm 6 tổ hợp phòng không NASAMS cho Ukraine
Hà Lan gửi 5 chiếc F-16 đến Romania
Hà Lan ngày 7.11 đã gửi 5 máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên tới Romania để sử dụng trong việc huấn luyện phi công Ukraine, theo Reuters.
Bộ Quốc phòng Hà Lan đã thông báo nước này sẽ cung cấp tổng cộng từ 12-18 chiếc F-16 để sử dụng tại trung tâm huấn luyện F-16 mới của châu Âu ở Romania. Trung tâm này sẽ sớm được khai trương.
Hà Lan đã hứa sẽ cung cấp F-16 cho Ukraine để sử dụng trong chiến đấu, và Đan Mạch, Na Uy và Bỉ cũng có những cam kết tương tự, theo Reuters.
Tụ tập tuyên dương, lữ đoàn Ukraine trúng tên lửa Nga
Xem thêm: Bộ trưởng Không quân Mỹ đánh giá tác động của F-16 trong xung đột Nga-Ukraine
Sự hỗ trợ của G7 dành cho Ukraine không bị ảnh hưởng bởi xung đột Hamas-Israel?
Nhật Bản ngày 7.11 khẳng định sự hỗ trợ của nhóm G7 dành cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga sẽ không bị ảnh hưởng bởi xung đột Hamas-Israel đang diễn ra, theo Reuters.
Các ngoại trưởng của nhóm G7 (gồm Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Pháp, Đức và Ý), cũng như Liên minh châu Âu) gặp nhau tại Tokyo từ ngày 7-8.11 để thảo luận các vấn đề bao gồm cả cuộc xung đột Nga-Ukraine lẫn xung đột Hamas-Israel.
"Cam kết của chúng tôi trong việc tiếp tục các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc chống lại Nga và hỗ trợ Ukraine không hề dao động, ngay cả khi tình hình ở Trung Đông ngày càng căng thẳng", Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa nhấn mạnh trong một cuộc họp báo.
Tại cuộc gặp với bà Kamikawa sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng "sự ủng hộ lâu dài" của G7 dành cho Ukraine là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự của các cuộc hội đàm, nhưng cũng nhấn mạnh đây là thời điểm quan trọng để cùng nhau giải quyết xung đột Hamas-Israel.
G7 dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp trực tuyến với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba trong ngày 8.11.
Xem thêm: Nga, Ukraine nói gì sau khi G7, EU nhất trí về trần giá dầu Nga?