"Khó khăn" là từ có thể nói về bức tranh kinh tế của thế giới cũng như Việt Nam trong năm 2023.
Và đối với một đầu tàu kinh tế của cả nước như TP.HCM,ịchlýDoanhnghiệpthànhlậpnhiềunhưngsathảilaođộngtăgia lap khó khăn và thách thức là một điều không thể tránh khỏi.
Nghịch lý: Doanh nghiệp thành lập nhiều nhưng sa thải lao động tăng
Khó khăn nhìn từ đầu tàu kinh tế
Thiếu đơn hàng, không thể gồng gánh chi phí vận hành quá lớn, dẫn đến phải cắt giảm nhân sự là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải.
Công ty PouYuen Việt Nam (ở quận Bình Tân) là một ví dụ khi phải cắt giảm hàng ngàn lao động. Đây được xem là công ty đông lao động nhất ở TP.HCM khi có thời điểm, công nhân của công ty này lên đến gần 100.000 người.
Với một công ty lớn đã như thế, thì những công ty nhỏ hơn, sự khó khăn còn lớn hơn nhiều.
Và khỏi phải nói, những người lao động chính là những đối tượng phải chịu ảnh hưởng đầu tiên.
Nỗi niềm công nhân mất việc khi luống tuổi: Cầm cự để bám trụ TP.HCM
Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM, trong tháng 9.2023, TP.HCM tiếp nhận thông báo cho người lao động thôi việc của 6 doanh nghiệp vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, với số lao động mất việc là 292 người.
Tính số liệu từ đầu năm tới nay, có 46 doanh nghiệp thông báo cho người lao động thôi việc với số lao động mất việc là 4.022 người; tăng 27 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2022, số lao động mất việc tăng 3.847 người.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM cũng lưu ý con số này chưa bao gồm số lượng người lao động bị mất việc theo hình thức thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, như trường hợp ở Công ty PouYuen giảm hơn 9.000 lao động.
Trong bức tranh ảm đạm này, vẫn có những số liệu tích cực
Trong khi cả nước đang đối diện tình trạng gia tăng sa thải lao động thì trong tháng 10.2023, cả nước có hơn 15.400 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký 125.800 tỉ đồng, số lao động đăng ký lên gần 131.600 lao động, tăng 21,7% về số doanh nghiệp, tăng 7,4% về vốn đăng ký và tăng 64,3% về số lao động so với tháng 9.
Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, số doanh nghiệp đăng ký mới tăng đến 18,5% và số lao động đăng ký cũng tăng hơn 71% . Tính chung cả 10 tháng của năm nay, cả nước có 131.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 4,7%; số lao động 880.000 người, tăng 5,4%.
Tuy vậy, số vốn trung bình của một doanh nghiệp đăng ký mới trong tháng 10 lại giảm 11,7% và cả trong 10 tháng cũng giảm hơn 16% so với cùng kỳ năm 2022.
Còn theo báo cáo kinh tế - xã hội của TP.HCM, 10 tháng năm 2023, TP.HCM đã cấp phép thành lập cho 42.670 doanh nghiệp, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên vốn đăng ký đạt hơn 386.500 tỉ đồng, giảm 4,5%.
Trong đó, lĩnh vực 9 ngành dịch vụ chủ yếu có hơn 31.700 doanh nghiệp thành lập, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2022; vốn đăng ký gần 266.000 tỉ đồng, giảm 13,2%.
Doanh nghiệp lập nhiều nhưng sa thải lao động tăng: Vì sao lại có nghịch lý này?
Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Nguyễn Thường Lạng (làm việc tại Viện Thương mại kinh tế và quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) nhận xét việc gia tăng số lượng doanh nghiệp mới lẫn số doanh nghiệp quay lại thị trường tăng cho thấy triển vọng kinh tế lạc quan cuối năm. Còn việc sa thải người lao động có thể do tác động của điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu doanh nghiệp theo hướng giảm thiểu số lao động, tăng đầu tư sử dụng các tiến bộ công nghệ, mô hình kinh doanh tinh gọn tối ưu. Đó là tín hiệu tốt cho thấy sự phân công lại lao động giữa các ngành, các vùng đã và đang diễn ra.
"Theo quan sát và nghiên cứu của chúng tôi, nhu cầu lao động trình độ cao đang có xu hướng tăng và nhu cầu lao động chưa đủ kỹ năng giảm hơn nhiều. Như vậy, đã có sự dịch chuyển quan trọng trên thị trường lao động", ông Lạng nói và cho rằng trong dài hạn, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế này hoàn toàn phù hợp.
"Việc điều chỉnh cơ cấu lao động sẽ tạo điều kiện điều chỉnh thị trường lao động theo đúng bản chất kinh tế thị trường. Lao động phổ thông bị sa thải nhiều, mất việc, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Song lao động có tay nghề, trong ngành công nghệ cao, dịch vụ chuyên nghiệp mà các thành phố lớn như TP.HCM đang dẫn đầu sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Thế nên, vị thế đầu tàu kinh tế của TP.HCM lại chịu nhiều áp lực hơn, song không vì chuyển dịch đó mà thay đổi. Hơn nữa, đây còn là tín hiệu khẳng định vị thế đầu tàu của TP.HCM giai đoạn mới. Và là tín hiệu lạc quan cho thấy việc điều chỉnh kinh tế và duy trì động thái tăng trưởng cho những tháng cuối năm", ông Lạng phân tích.
Thông tin từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM cho biết trong tháng 10.2023, TP.HCM đã giải quyết việc làm cho hơn 25.000 lượt người lao động, trong đó có hơn 12.000 chỗ việc làm mới, tập trung các ngành bán buôn, bán lẻ, thực phẩm, nhà hàng, hoạt động tư vấn quản lý và các hoạt động kinh doanh khác…
Tính chung từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã giải quyết việc làm cho hơn 268.000 lượt người (đạt 89% kế hoạch năm), trong đó tạo hơn 119 chỗ việc làm mới. So với cùng kỳ năm 2022, tỉ lệ giải quyết việc làm tăng 0,25%, tỉ lệ tạo việc làm mới tăng 0,29%.
Về giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp, trong tháng 10.2023, TP.HCM ban hành tiếp nhận hơn 12.200 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Nếu tính từ đầu năm đến ngày 30.9, TP.HCM đã tiếp nhận gần 128.500 hồ sơ và ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho hơn 125.700 người lao động. So với cùng kỳ năm 2022, số trường hợp nộp hồ sơ tăng 9,3% (tăng gần 11.000 người) và có quyết định hưởng tăng 11,86% (tăng hơn 13.300 trường hợp).
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM nhận định, việc hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng so với cùng kỳ năm 2022 và các doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm lao động cho thấy tình hình lao động - việc làm trên địa bàn TP.HCM còn nhiều khó khăn, buộc doanh nghiệp phải thay đổi để duy trì hoạt động sản xuất.
Cắt giảm lao động là việc "chẳng đặng đừng" cả về tình và về lý; khi mà thủ tục khi doanh nghiệp phải tiến hành loạt thủ tục trợ cấp thất nghiệp rất nhiêu khê và tốn tiền. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp lại đang hướng tới việc cắt giảm nhân sự để hướng đến bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh tinh gọn, tối ưu hóa mọi công đoạn như hình thức tái cấu trúc quản lý, điều hành sau khủng hoảng.
Người Việt mất 23,5 năm mới mua được nhà: Loay hoay, chật vật ước mơ 'an cư'