Xổ Số Miền Bắc Thứ Hai

Đề xuất miễn visa, đột phá thu hút kháchDN ty le ca cuoc 24h

【ty le ca cuoc 24h】Làm gì để du lịch phục hồi và cất cánh?

Đề xuất miễn visa,àmgìđểdulịchphụchồivàcấtcáty le ca cuoc 24h đột phá thu hút khách

Dẫn đề khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định thời gian qua tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; nhiều thách thức bất thường phức tạp hơn so với cơ hội. VN là nước đang phát triển, quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, nội lực chưa lớn, sức chống chịu và khả năng thích ứng còn hạn chế, cùng với độ mở lớn nên chịu tác động nhiều bởi diễn biến trên thế giới. Ngành du lịch không nằm ngoài vòng hệ lụy ấy. 

Từ đầu năm 2023 đến nay, du lịch VN có nhiều khởi sắc, đã đón khoảng 10 triệu lượt du khách quốc tế cùng 99 triệu lượt khách du lịch nội địa. Song, nếu so với thời điểm trước đại dịch Covid-19 năm 2019 thì lượng khách quốc tế mới đạt khoảng 70%; khách nội địa thời điểm ngay sau khi đại dịch được kiểm soát có bùng nổ nhưng năm nay đã có dấu hiệu chững lại. Tựu trung, ngành du lịch phải đối mặt với nhiều thách thức, vướng mắc, không chỉ từ yếu tố khách quan mà còn từ những vấn đề đã kéo dài nhiều năm chưa giải quyết được.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đại biểu tại hội nghịẢnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đại biểu tại hội nghị

NHẬT BẮC

Tại sao chúng ta không tổ chức những liên hoan phim quốc tế gắn với những di sản thiên nhiên, văn hóa của VN mà đã được thế giới công nhận? Đơn cử như liên hoan phim Cố đô Huế, hoặc liên hoan phim Tràng An. Hay tổ chức các festival âm nhạc quốc tế, giới thiệu, tạo cảm hứng cho các nghệ sĩ quốc tế sáng tác bài hát về VN, đề cập VN trong các tác phẩm nghệ thuật.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Dù vậy, theo Thủ tướng, chúng ta cũng có không ít thời cơ, thuận lợi. Vấn đề là phải cùng nhau khai thác tốt nhất các cơ hội; nhận diện, hóa giải khó khăn, vượt qua thách thức.

Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng thẳng thắn thừa nhận lượng du khách quốc tế đến VN phục hồi tương đối chậm, chưa đáp ứng kỳ vọng. Nguyên nhân là một số thị trường trọng điểm truyền thống mở cửa từng bước nhưng chưa lấy lại tốc độ tăng trưởng như trước đại dịch. Công tác kết nối, khai thác các thị trường mới, thị trường tiềm năng còn chậm, gặp nhiều khó khăn. Việc chậm kết nối, chậm khôi phục tần suất các đường bay quốc tế như trước dịch Covid-19 cũng là một trong những tác nhân khiến du lịch quốc tế chưa tăng trưởng mạnh. 

Bên cạnh đó, công tác truyền thông chính sách, cập nhật, quảng bá thông tin về những quy định mới của du lịch nước ta còn hạn chế, thiếu kịp thời tại các thị trường nguồn quốc tế. Ngoài ra, công tác quản lý điểm đến tại một số địa phương có biểu hiện thiếu quyết liệt, chưa kịp thời xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, rác thải, tình trạng "chặt chém" du khách… làm ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu du lịch VN.

"Trong thời gian tới, nhằm tranh thủ tốt thời cơ, khắc phục khó khăn, thách thức, tạo ra đột phá trong phục hồi và phát triển du lịch, Bộ đề xuất: Nghiên cứu đề xuất miễn thị thực ngắn hạn cho khách du lịch từ một số thị trường tiềm năng, quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ...; Mở rộng miễn thị thực đơn phương cho công dân các nước có trình độ phát triển cao hơn VN, chi tiêu du lịch lớn như Úc, Canada, Mỹ, các nước còn lại trong Liên minh Châu Âu...; Xem xét, thí điểm cấp thị thực tại cửa khẩu trên cơ sở xét duyệt nhân sự tại chỗ cho khách du lịch quốc tế. Thí điểm cấp thị thực dài hạn (3 năm, 5 năm) để thu hút các phân khúc thị trường khách du lịch cao cấp, khách nghỉ hưu. Song song, đẩy mạnh phối hợp liên vùng, liên địa phương, hình thành chuỗi giá trị, sản phẩm du lịch và xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, thân thiện…", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng báo cáo tại hội nghị.

Tăng trưởng khách quốc tế đến VN vẫn chưa đạt kỳ vọngẢnh: Nhật Thịnh

Tăng trưởng khách quốc tế đến VN vẫn chưa đạt kỳ vọng

NHẬT THỊNH

Du lịch "thoáng", nhưng chưa đủ "thông"

Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Sovico Holdings, bày tỏ vui mừng khi VN vừa qua có các chính sách thuận lợi hơn về thị thực; đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động quản lý xuất nhập cảnh, cấp e-visa nhanh chóng và thuận tiện cho du khách quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, góp phần đẩy mạnh hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho du lịch. Tuy nhiên, nhìn chung 2023 vẫn là giai đoạn đầy biến động, thách thức. Hàng không chưa có lợi nhuận, hệ thống khách sạn, nhà hàng trên cả nước hoạt động cầm chừng. Những điểm đến như Phú Quốc, vịnh biển Nha Trang, con đường di sản miền Trung Huế - Đà Nẵng - Hội An, vịnh Hạ Long… đang "đóng băng" vài chục ngàn phòng khách sạn; hầu hết dịch vụ giải trí, nhà hàng đều ngưng trệ. 

"Đây là những khối tài sản của quốc dân, xã hội, việc làm cho hàng trăm ngàn người trong khu vực du lịch. Chúng ta cần hành động khẩn trương để những điểm đến đông vui trở lại, để hàng không thu hút khách đến VN nhanh nhất, nhiều nhất ngay mùa cao điểm tháng 12 này và đầu năm 2024", bà Thảo nói.

PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế VN, đánh giá dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng du lịch VN phát triển chưa hết tầm, còn nhiều vấn đề phải xem xét lại. Du lịch "thoáng" rồi, nhưng chưa đủ "thông". Mới chỉ có vài điểm nghẽn được khơi thông, chưa đủ để cả hệ thống vận hành trơn tru, đồng bộ. Hệ thống chỉ bị tắc một chỗ cũng sẽ khiến những cái "thông" khác trở nên ít giá trị.

"Ở phần kích cầu, chúng ta kích được lúc đầu - khi xu hướng tiêu dùng "cho bõ" bùng lên sau đại dịch, nhưng sau này, khi thu nhập của người dân suy giảm, họ bắt đầu "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành" thì không được yểm trợ kịp thời, "cầu" không được tiếp nối. Du lịch nội địa là trụ đỡ quan trọng, có lúc bùng lên, tưởng rằng sẽ bứt phá nhưng rồi lại xẹp xuống. Một số điểm du lịch lớn, tình trạng khá gay go như ở Phú Quốc. Chính sự suy giảm này làm mất niềm tin của người tiêu dùng, khiến họ hướng tới du lịch bên ngoài chứ không phải trong nước. Đặc biệt, về cơ chế, câu chuyện mở thị thực còn chậm. Sau khi Bộ Công an mở chính sách, thực tế đã ghi nhận sự tích cực. Song, chúng ta cần tính đến tinh thần cạnh tranh, không chỉ cạnh tranh bình thường mà cạnh tranh vượt lên. VN đi sau thì phải nỗ lực vượt lên trước. Tư duy về mở cửa hội nhập, kéo đầu tư nước ngoài vào VN đã mở ra tương lai hội nhập lớn cho chúng ta nhưng chính sách về visa du lịch, hộ chiếu du lịch vẫn chưa mở tương xứng.

"Tương lai của VN là mở về mặt tài chính, mở về thương mại, mở về mặt đầu tư thì du lịch phải mở ra ở tầm cao, lớn như vậy. Do đó, nên định hình lại toàn bộ cấu trúc phát triển thì ngành du lịch mới có cơ hội trỗi dậy", PGS-TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Làm gì để du lịch phục hồi và cất cánh? - Ảnh 4.

Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng

NHẬT BẮC

Công nghệ số là cơ hội cho du lịch đột phá

Không gian số, cách tiếp cận số, chuyển đổi số và quản trị số, công nghệ số chính là cơ hội cho ngành du lịch có sự phát triển đột phá. Ngành du lịch nên chuyển đổi số mạnh mẽ và kiên quyết, không nên coi chuyển đổi số là công cụ tự động hóa hoạt động du lịch mà là thay đổi cách làm du lịch, tạo nên nhiều giá trị mới cho khách du lịch. Lên môi trường số, không gian của ngành du lịch sẽ rộng lớn hơn rất nhiều, ngành du lịch sẽ dễ dàng kết nối các lĩnh vực khác, các ngành khác, sản phẩm khác, các tỉnh, vùng khác để khái niệm du lịch được mở rộng. Ví dụ, có thể chuyển đổi từ tư duy điểm đến, quảng bá các địa điểm nổi tiếng thành tư duy sản phẩm, không chỉ xem gì mà còn ăn gì, mua gì, chơi gì… Nếu vậy thì du lịch cũng sẽ bớt phụ thuộc mùa vụ.

Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng

Làm gì để du lịch phục hồi và cất cánh? - Ảnh 6.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan

NHẬT BẮC

Vẽ thêm không gian cho bản đồ du lịch VN

Chúng ta nên có tư duy mới về du lịch nông nghiệp. Đó là sức sống của cộng đồng, là bản sắc văn hóa của các dân tộc. Chúng ta có nhiều di sản, có những di sản đã được UNESCO vinh danh và có những di sản ở trong lòng người dân. Một dòng sông, một ngọn núi, một bản sắc, một thổ cẩm, một điệu khèn… tất cả đều là di sản. Nếu coi di sản là sản phẩm du lịch mới của chúng ta, không chỉ là Sơn Đoòng hay Cố đô thì sẽ kéo dài bản đồ du lịch của chúng ta, sẽ có khác biệt, mang lại giá trị rất lớn. Nếu ở Nghệ An, chúng ta kết nối dòng sông Lam lên tới Kỳ Sơn thì ta thấy rằng bản thân sông Lam là di sản; nếu là sông Mã kết nối từ Mường Lát đổ xuống dưới cũng đã là di sản. Trên hành trình đó biết bao nhiêu cư dân nông thôn đã quần tụ bao đời, trở thành một điểm đến. Thử quy hoạch sông Mã từ khi đi vào địa phận Thanh Hóa trải dài xuống, chỗ nào cũng có điểm dừng chân cho du khách được, không cần quá lớn, chỉ cần chăm chút thêm sẽ trở thành một câu chuyện, du khách có thể ở hàng tuần, nửa tháng để trải nghiệm, khám phá đặc sắc VN.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan

Muốn bứt tốc, phải khác biệt

Khẳng định thiên nhiên tươi đẹp, di sản văn hóa phong phú chưa đủ để VN trở thành điểm "phải đến" của du khách quốc tế trong khi các đối thủ liên tục đổi mới và sáng tạo, bà Ngô Hương, Phó tổng giám đốc Kinh doanh và Marketing Vinpearl, Tập đoàn Vingroup, cho rằng đến lúc chúng ta cần kiến tạo những điểm đến vừa mang bản sắc Việt, vừa có tính quốc tế cao, phù hợp xu hướng toàn cầu hóa của ngành du lịch. Đó chính là xu thế phát triển điểm đến đẳng cấp và đa trải nghiệm với những sản phẩm du lịch sáng tạo, độc đáo, có khả năng thu hút, giữ chân du khách liên tục trong nhiều năm, thậm chí trở thành điểm phải đến tại châu Á. Để du lịch VN có cơ hội thật sự khởi sắc, đại diện Vingroup đề xuất Chính phủ có chính sách miễn visa linh hoạt, miễn visa cho một số thị trường chủ lực trong một số giai đoạn ngắn hạn theo chiến lược phát triển du lịch quốc gia...

Đồng quan điểm, bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG), nhận định trong bối cảnh các nước trong khu vực chạy đua quảng bá, ưu đãi để kích cầu du lịch, du lịch VN muốn bứt tốc thì phải tạo ra sự khác biệt, phải xây dựng được những sản phẩm khác biệt. Để làm được như vậy, Chính phủ cần xem xét ban hành các chính sách đột phá, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), tạo điều kiện thuận lợi để hình thành những mô hình phát triển sản phẩm mới như mô hình Factory Outlet trong khu phi thuế quan; các cửa hàng miễn thuế tại trung tâm TP; phát triển thương mại bán lẻ theo hướng hiện đại, bài bản tại khu hải cảng, biên giới và các cảng hàng không…

Khẳng định sản phẩm du lịch là chân trời sáng tạo vô biên, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, đánh giá VN có đầy đủ chất liệu để sáng tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc, được kết hợp từ rất nhiều khía cạnh, loại hình, thay vì chỉ đi theo lối mòn hay dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có. Theo ông, xây dựng sản phẩm du lịch tốt là một chuyện, cách bán hàng mới là yếu tố quyết định, cũng là một trong những điểm yếu nhất của ngành du lịch VN hiện nay. VN bán hàng, so với Thái Lan là kém. Nghịch lý là chúng ta "chặt chém", tưởng được "ăn" cao nhưng thực tế giá lại rất rẻ so với tiềm năng.

Cũng nhấn mạnh câu chuyện sản phẩm trong phần kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá các sản phẩm du lịch của VN chưa thực sự có trọng tâm, trọng điểm, không có nhiều sản phẩm đặc sắc theo tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước. Nhiều sản phẩm du lịch được sao chép từ địa phương này sang địa phương khác, từ DN này sang DN khác dẫn đến chất lượng không cao, thiếu tinh tế, thiếu sáng tạo, thiếu tính bền vững, thiếu bản sắc...

"Tại sao chúng ta không tổ chức những liên hoan phim quốc tế gắn với những di sản thiên nhiên, văn hóa của VN mà đã được thế giới công nhận? Đơn cử như liên hoan phim Cố đô Huế, hoặc liên hoan phim Tràng An. Hay tổ chức các festival âm nhạc quốc tế, giới thiệu, tạo cảm hứng cho các nghệ sĩ quốc tế sáng tác bài hát về VN, đề cập VN trong các tác phẩm nghệ thuật… Có thể gắn với văn hóa, di sản vật thể, phi vật thể để xây dựng thương hiệu cho một điểm đến, quảng bá hình ảnh cho du lịch VN được không? VN có thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, đa dạng về cả núi, rừng, biển và sông; có nền văn hóa dân tộc phong phú, đặc sắc nên cũng cần xây dựng sản phẩm phải năng động, sáng tạo hơn. Từ cái cũ phải trở thành cái mới, cái mới phải thành cái mới hơn. Xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc VN phải dựa trên nguồn lực con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa lịch sử", Thủ tướng nhấn mạnh nhưng cũng lưu ý, chúng ta không thể nóng vội được. VN đi sau tuy có thiệt thòi nhưng cũng có cơ hội để vượt lên trước.

"Với sự nỗ lực, cố gắng của ngành du lịch, sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của các bộ, ngành, sự liên kết và hợp tác đồng bộ, chặt chẽ từ T.Ư đến địa phương và sự hưởng ứng tích cực của người dân, cộng đồng DN, chúng ta sẽ tạo nên "sức mạnh tổng hợp to lớn" để du lịch VN phục hồi mạnh mẽ và cất cánh", Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng.

Làm gì để du lịch phục hồi và cất cánh? - Ảnh 8.

Bà Nguyễn Thái Hoài Anh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sun Group

NHẬT BẮC

Mở chính sách cho người nước ngoài mua bất động sản nghỉ dưỡng ở VN

Theo quy định hiện hành, người nước ngoài chỉ được mua nhà ở, chưa được mua các hình thức khác như bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng trong khi nhu cầu thực tế là có. Tại các quốc gia trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan… loại hình này đang phát triển khá mạnh mẽ, thu hút nguồn đầu tư ổn định. Các dự án bất động sản nghỉ dưỡng được đầu tư bài bản sẽ góp phần thu hút lượng khách lớn tới VN, đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng, trải nghiệm, khám phá, giải trí. Từ đó, du khách quốc tế sẽ có thời gian lưu trú dài ngày hơn, chi tiêu nhiều hơn, quay trở lại nhiều lần và mở ra những cơ hội đầu tư lớn. Bên cạnh đó, việc mở rộng đối tượng mua bất động sản nghỉ dưỡng là người nước ngoài sẽ thu hút lượng ngoại tệ lớn; góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh VN thân thiện, yên bình, đáng sống ra thế giới. Chúng ta cần xây dựng chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản nghỉ dưỡng. Khi xây dựng cơ chế, chính sách, cần lưu ý cụ thể từ khâu điều kiện mua, quy định thanh toán, loại hình kinh doanh, chuyển lợi nhuận…

Bà Nguyễn Thái Hoài Anh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sun Group

 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap