Ở xứ miền Đông Nam bộ,ắcnhautìmbưởiTânTriềgiá bia heineken có những vùng đất trải qua nhiều thăng trầm lịch sử đã hun đúc những con người hiền hậu, có khát vọng vươn lên cùng với thiên nhiên ban tặng đã luôn tạo được cho mình những giá trị riêng biệt. Làng bưởi Tân Triều với sản phẩm bưởi Tân Triều hiện là một trong những thương hiệu nông sản nức tiếng ở vùng đất Biên Hòa hơn 320 năm lịch sử.
Thương hiệu nông sản nức tiếng của Đồng Nai
Nhiều năm trở lại đây, đặc biệt vào dịp gần Tết Nguyên đán, nhiều người lại nhắc nhau tìm bưởi Tân Triều, đặc sản của xứ Biên Hòa – Đồng Nai để bày cúng gia tiên, sau đó là thưởng thức cũng như làm quà trong dịp Tết.
Chớm xuân, chúng tôi có dịp trở lại vùng đất cù lao Tân Triều xanh mát và chứng kiến cảnh bà con đang tấp nập chuẩn bị bưởi cho vụ Tết. Đây đó, dưới những tán vườn xum xuê trái đang độ lớn, thấp thoáng bóng những người làm vườn chăm sóc cây lá, bón phân, tỉa cành. "Hy vọng vụ Tết năm nay giá bưởi sẽ cao hơn, chứ hai năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 vừa qua chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn...", chị Hồ Thị Loan, nâng niu chùm bưởi 5 trái trĩu nặng, chia sẻ.
Theo chân đoàn cán bộ xã Tân Bình ghé thăm vườn bưởi của ông Bùi Văn Tý, một trong những người trồng bưởi giỏi trong vùng, chúng tôi chứng kiến những chùm trái trĩu cảnh trên vườn cây xanh mát. Vườn bưởi của ông Tý rộng 1,2 ha, những năm thuận lợi đều cho thu về hàng trăm triệu đồng. Cù lao Tân Triều rộng khoảng 350ha (trên tổng diện tích toàn xã 1.120 ha). Người dân cù lao hầu như nhà nào cũng trồng bưởi, nhiều nhất khoảng chục ha, ít cũng một vài sào. Hiện nay, người trồng bưởi chỉ dùng phân hữu cơ, men vi sinh, vừa bảo vệ môi trường vừa đảm bảo "sạch" cho thương hiệu đặc sản của làng bưởi.
Bưởi Tân Triều hiện có 2 giống chủ lực là bưởi da xanh và bưởi đường cam. Hiện trong dân gian cũng như những khảo cứu ban đầu đều cho thấy sản phẩm ở đây có đặc trưng không nơi nào có được, vỏ mỏng, vị ngọt thanh rất riêng, hàm lượng vitamin C rất cao. Giá bưởi trung bình từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng/chục (1 chục 12 trái). "Nhiều nơi lấy giống ở đây về trồng nhưng đều không cho được trái bưởi thơm ngọt và sản lượng cao như nơi đây. Có thể do giống bưởi này chỉ hợp với nguồn nước và phù sa cù lao Tân Triều", một vị cán bộ xã Tân Bình cho hay.
Theo Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Đồng Nai, ngoài điều kiện tự nhiên phù hợp, yếu tố con người chịu thương chịu khó, có khát vọng phát triển đã tạo nên chất lượng và thương hiệu bưởi Tân Triều hôm nay. Hiện nay, bưởi Tân Triều đang triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap, đã đến được nhiều nơi trên thế giới.
Điểm nhấn của kinh tế nông nghiệp
Cù lao Tân Triều là vùng đất thuần nông yên ắng đẹp như tranh vẽ, được phù sa sông Đồng Nai - dòng sông nội địa dài nhất Việt Nam bồi đắp quanh năm. Vùng đất cổ này hình thành gắn liền với quá trình "mở cõi" từ hơn 320 năm trước của lịch sử Biên Hòa- Đồng Nai.
Theo sử liệu, đến khoảng năm 1869, tại Tân Triều có một nhà thờ Công giáo. Khi từ Brazil sang đây, cha xứ đã mang 2 cây bưởi sang trồng trước sân nhà thờ. Bưởi lớn nhanh, hằng năm sai trĩu quả, người dân sau đó xin chiết cành nhân giống và cây bưởi được trồng rộng ra khắp vùng. Tuy nhiên, bao đời trước, người dân vẫn chỉ coi cây bưởi đơn thuần như một "ưu đãi" mà đất và người đưa đến và bà con ở cù lao yên bình cứ vậy mà an hưởng.
Theo người dân, đến giữa thế kỷ 19, sau một trận lũ lớn các loài cây đều chết vì ngập lụt, duy chỉ có cây bưởi vẫn vươn lên phát triển mạnh mẽ giữa bạt ngàn phù sa, từ đó người dân tập trung vào cây bưởi nhiều hơn.
Ông Ngô Văn Sơn, một trong những người dân có diện tích trồng bưởi lớn nhất ở cù lao Tân Triều cho biết, người làng đều cho rằng sau trận lụt ngập tràn phù sa khắp làng, thổ nhưỡng dường như lại càng phù hợp hơn với cây bưởi, từ đó cả làng chuyển sang trồng bưởi như ngày nay. Tuy vậy, không phải nghề trồng bưởi giúp bà con khấm khá ngay từ đầu, họ phải tìm tòi học hỏi và trải qua những khó khăn không ít để có được như ngày hôm nay.
Hiện nay, làng bưởi cù lao Tân Triều hiện có những vườn bưởi nổi tiếng như vườn bưởi ông Năm Huệ, Ngô Văn Sơn, Bùi Văn Tý, Tư Thân... Để đa dạng sản phẩm từ bưởi, người dân nơi đây còn tạo ra những quả bưởi có dạng hồ lô, bưởi nổi chữ tài, lộc, phú, quý... hoặc hình bản đồ đất nước; tạo ra các loại rượu bưởi, chè bưởi, gỏi bưởi, sinh tố bưởi, gà hấp bưởi.
Đến với cù lao Tân Triều hôm nay, mọi người sẽ được thả mình trong không gian xanh mát, đường làng ngập sắc hoa xen lẫn những vườn bưởi bao la với những con người thuần hậu. Ông Lê Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Tân Bình cho biết hiện xã đang trình hồ sơ để được xét là xã nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó cù lao Tân Triều với đặc trưng của vùng luôn được coi là một điểm nhấn về kinh tế nông nghiệp và cảnh quan. Còn ông Nguyễn Văn Thuộc, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Cửu, trong những lần gặp gỡ với chúng tôi đều nhấn mạnh, cù lao Tân Triều có ý nghĩa đặc biệt về địa lý cũng như đặc thù phát triển nông sản.
"Với lợi thế sông Đồng Nai, giáp trung tâm Biên Hòa và cách TP.HCM không xa, cù lao Tân Triều rất phù hợp cho quy hoạch phát triển về dịch vụ du lịch sinh thái và nông sản, đặc biệt là đặc sản bưởi Tân Triều một cách căn cơ, bài bản và bền vững", ông Thuộc chia sẻ.